Saturday, July 16, 2011

TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG


Đời bi kịch của một vị tướng      
Tác Giả: Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ California   

Trung tướng Đặng Văn Quang, nguyên cố vấn quân sự và an ninh quốc gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời tại Hoa Kỳ
 khép lại cuộc đời một vị tướng miền Nam phản ánh của bi kịch chính trường Sài Gòn và quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam Cộng hòa
Ông Đặng Văn Quang được phong Trung tướng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965
Ông rời Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4-1975, đến trại tị nạn ở bang Arkansas. Sau đó tướng Quang vội vã rời đây vì e ngại nỗi uất hận của đồng hương bột phát sẽ không an toàn cho bản thân ông, vì có một số lời đồn đại không tốt từ thời chiến.
Ông sang Canada thăm con và khi trở lại Hoa Kỳ thì chính phủ Mỹ không cho nhập cảnh mà không nêu lý do. Canada cũng không muốn sự có mặt của tướng Quang trên đất nước họ vì những cáo buộc liên hệ đến ông và muốn trả ông về Việt Nam.
Sự việc đã làm xôn xao dư luận người Việt hải ngoại trong thời gian đầu định cư ở nước ngoài.
Ra đi vất vả
Theo cựu trưởng phân tích gia của CIA Frank Snepp viết trong tác phẩm Decent Interval xuất bản năm 1977, ngày 29-4 tướng Quang đến trước Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trong lúc đông người đang chen lấn mong được di tản.
Từ trong sân toà đại sứ, giám đốc CIA tại Việt Nam Tom Polgar nhận ra tiếng tướng Quang gọi và ra lệnh cho lính thủy quân lục chiến mở cổng cho vào. Vào bên trong, tướng Quang tiếp tục tìm cách cầu cứu vì đã bỏ lại người con và cháu bên ngoài.
Theo Snepp, lúc này tướng Quang chẳng còn là người quan trọng đối với Hoa Kỳ vì ông đã “phản bội người Mỹ” khi không báo cho CIA biết về kế hoạch bỏ cao nguyên của Tổng thống Thiệu. Chiều hôm đó tướng Quang được di tản ra khỏi Việt Nam bằng trực thăng.
Trong Decent Interval còn ghi chi tiết là trước đó vài hôm tướng Nguyễn Cao Kỳ đã muốn bắt giam tướng Quang khi các tướng có mặt tại Bộ Tổng tham mưu, nhưng ông đã lẩn thoát được.
Những bất đồng giữa tướng Kỳ và Tổng thống Thiệu trong thời gian nắm quyền lãnh đạo miền Nam, trong khi tướng Quang lại được ông Thiệu tín cẩn, đã gây nhiều hiềm khích giữa tướng Kỳ và tướng Quang với nhiều đồn đoán. Có dư luận cho rằng do phe tướng Kỳ đưa ra, về tham nhũng, buôn bán bạch phiến dính tới tướng Quang mà người dân miền Nam có một thời gian được nghe biết.
 
Hai tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Johnson tại Honolulu năm 1968 trong thời kỳ rất khó khăn của VNCH

Tuy nhiên những ghi nhận trong các tác phẩm Decent Interval xuất bản năm 1977 và CIA and the Generals của Thomas L. Ahern, Jr. xuất bản năm 2009 đưa ra những tài liệu được giải mật cho thấy tướng Quang không liên hệ đến các cáo buộc buôn bạch phiến.
Vì tướng Quang được ông Thiệu tin cẩn và ông còn là người liên lạc giữa Dinh Độc lập với CIA nên cơ quan tình báo Mỹ đã có những điều tra riêng về nhân cách và biết rõ ông không liên quan đến bạch phiến như những tin đồn hay thông tin được nhà báo Mỹ Alfred W. McCoy viết trong tác phẩm The Politics of Heroin in Southeast Asia xuất bản vào đầu thập niên 1970.
Nhiều thông tin trong sách này đã được các nhóm chống đối chính quyền của ông Thiệu, điển hình như phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh, dịch và phát tán tại Việt Nam trong những năm sau khi Hiệp định Paris được kí kết vào tháng 1-1973.
Tổng thống Thiệu lúc đó cho rằng các phong trào chống chính phủ của các tôn giáo Phật giáo, Công giáo là có người Mỹ đứng sau giật dây.
Theo Frank Snepp, tướng Quang là người giao tiếp giữa Dinh Độc lập và Đại sứ quán Mỹ. Ông đã có rất nhiều cuộc gặp với giám đốc cũng như nhân viên cao cấp của CIA ở Sài Gòn để trao đổi tin tức, phân tích tình hình chính trị, quân sự và chính sách của lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà với người Mỹ. Snepp nhận xét tướng Quang có nếp sống với chuẩn mực đạo đức cao, sòng phẳng về tiền bạc.
Vì thế câu chuyện tướng Đặng Văn Quang sau khi rời Việt Nam không được chính phủ Mỹ cho định cư, còn Canada đòi trục xuất đã làm xôn xao dư luận một thời.
Sống tạm dung ở Canada tướng Quang đã làm đủ mọi việc để kiếm sống.
Phục hồi danh tiếng
Năm 1988, một sĩ quan Lực lượng Đặc biệt của Mỹ, cựu Trung tá Dan Marvin từng phục vụ tại Quân đoàn IV khi tướng Quang là tư lệnh, biết được việc chính phủ Hoa Kỳ không cho phép ông vào Mỹ nên đã vận động để trả lại sự thực và đòi công đạo cho một vị tướng Việt Nam Cộng hoà bị quá nhiều tai tiếng.
Marvin coi tướng Quang là người đã cứu mạng ông trong một tranh chấp lúc chiến tranh khi ông làm cố vấn tại làng Hoà hảo An Phú trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này được Dan Marvin ghi trong tác phẩm Expandable Elite xuất bản năm 2003.
Tác giả đưa ra giả thuyết chính phủ Mỹ không cho tướng Quang nhập cư vì ông đã không tán đồng kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm ám sát Thái tử Norodom Sihanouk của Cam Bốt vào năm 1966.
Dan Marvin đã kiến nghị đến các dân cử, ban ngành liên hệ và cả với Tổng thống George H.W. Bush (Cha). Cựu giám đốc CIA tại Sài Gòn Tom Polgar, người đã có rất nhiều dịp gặp gỡ, tham khảo với tướng Quang khi còn làm việc trong một bản tường trình ủng hộ cho ông được vào Hoa Kỳ.
 
Tướng Đặng Văn Quang có cuộc sống khá vất vả kể cả sau khi được định cư tại Hoa Kỳ
Ông Marvin đưa ra nhận xét là tướng Quang và gia đình lúc ở Việt Nam đã không có một cuộc sống giầu sang, phú quý và những cáo buộc liên quan đến chuyện ông buôn bán bạch phiến là không có cơ sở vì theo những điều tra riêng của CIA thời đó, trước khi tổ chức này tin và liên lạc với ông, tướng Quang không có dính líu gì đến bạch phiến.Sau đó chính quyền Canada hủy bỏ những cáo buộc liên quan đến tướng Quang và chính phủ Mỹ đồng ý cho ông định cư.
Đến Mỹ vào tháng 9-1989, hai ông bà có lúc sống ở Atlanta, khi ở nam California. Ông tiếp tục làm những việc lao động và vợ là bà Đỗ Thị Năm cũng làm bánh bán để kiếm sống.
Sau này vì tuổi già sức yếu, hai ông bà được sự giúp đỡ của cựu Thiếu tá Trần Văn Ngà, nguyên Trưởng ban Thông tin Báo chí Quân đoàn IV, đưa về sống trong một chung cư dành cho người già ở Sacramento, thủ phủ của bang California.
Mùa hè năm ngoái tôi có dịp đến thăm tướng Quang nhân cùng đi với đoàn quay phim của Hội Bảo tồn Lịch sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) đang thực hiện phỏng vấn 500 người để lưu lại trong thư viện Đại học Texas ở Austin. Tướng Quang đã yếu và trí nhớ kém nhiều vì tuổi già.
Hỏi ông về những biến cố trong đời có điều ông nhớ, có điều không. Tôi có hỏi ông trong đời ông mang ơn ai nhất, tướng Quang nói đó là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Đối với những người đã gây phiền lụy, tướng Quang nói ông tha thứ hết.
Cựu Trung tướng Đặng Văn Quang sinh ngày 21-6-1929 tại Sóc Trăng.
Ông là một vị tướng trẻ nhất của quân đội Việt Nam Cộng hoà, từng giữ chức tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, tư lệnh Quân đoàn IV Vùng IV Chiến thuật. Chức vụ sau cùng của ông là phụ tá đặc biệt về quân sự và an ninh quốc gia cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Ông qua đời hôm 15-7 tại Sacramento, California, hưởng thọ 82 tuổi, để lại vợ, 7 người con và 9 cháu nội ngoại.
Tang lễ cựu Bấm Trung tướng Đặng Văn Quang đã được cử hành theo nghi thức công giáo tại nhà thờ Các Thánh Tử đạo Việt Nam ở Sacramento, California vào chiều ngày 20-7-2011 và nghi thức hoả táng diễn ra vào trưa ngày hôm sau.
Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và sống tại vùng Vịnh San Francisco.


TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG 
Những ai từng phục vụ trong các đơn vị thuộc Vùng 4 Chiến Thuật thời gian 1964 – 65 – 66… có thể công nhận rằng, Trung Tướng Đặng Văn Quang giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây rất “mát tay”, là thời điểm kiêu hùng nhất của quân dân miền Tây, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, an ninh lãnh thổ được vững chắc nhất. Với 3 sư đoàn bộ binh tinh nhuệ cùng các đơn vị Biệt Động Quân biệt lập, các trại Lực Lượng Đặc Biệt biên phòng ở dọc theo biên giới từ Hà Tiên qua Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường, trên 200 cây số làm rào cản sự xâm nhập vũ khí, tiếp liệu và bộ đội chính quy CSBV xâm nhập qua từ bên xứ Chùa Tháp – Kampuchia. Cũng thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, 3 sư đoàn cơ hữu của QĐ4 : Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh – bộ binh là hoàng hậu của chiến trường như một vị tướng của quân đội Pháp đã nói. Các đơn vị này đều tạo nhiều chiến thắng vẻ vang liên tục, đặt tên riêng các cuộc hành quân cấp sư đoàn. Khu Chiên Tiền Giang với SĐ7BB, tên cuộc hành quân là Tiền Giang (Tiền Giang 1,2,3…). Khu 41 Chiến Thuật với tên cuộc hành quân của SĐ9BB là Cửu Long và SĐ21BB – Khu 42 Chiến Thuật với tên gọi là Dân Chí. Riêng Sư Đoàn 21 Bộ Binh, từ lúc Đại Tá Đặng Văn Quang về làm Tư Lệnh, ông đã đặt tên Dân Chí cho các cuộc hành quân sư đoàn. Các cuộc hành quân nhỏ cấp Tiểu khu và Trung đoàn cơ hữu của Khu 42 Chiến Thuật cũng dùng tên Dân Chí và kèm theo TK là cấp tiểu khu và TRĐ ở cấp trung đoàn…Vì vậy, khi Tướng Quang về Cần Thơ, ông đã ra lệnh 3 SĐ thuộc quyền cũng đều có tên như nêu trên. Thời điểm này, Ban Thông Tin Báo Chi của chúng tôi được cưng chìu nhất và đích thân Trung Tướng Quang cho thêm nhiều phương tiện, thiết lập được 1 nhà in để in bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây mà tôi là Tổng Thư Ký Tòa Soạn. Ban Thông Tin Báo Chí được tăng cường thêm nhiều người có khả năng như nhà văn Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu, nhà thơ Tô Thùy Yên – Đinh Thành Tiên, giáo sư triết: Lê Văn Tấn – Nguyễn Văn Oánh (họ và chữ lót có thể sai), giáo sư Pháp văn Phan Thông Hảo, kỷ sư Canh nông Nguyễn văn Hoàng, luật sư Võ Tứ Cầu, Mai Hòa – một phóng viên chiến trường nổi tiếng, cơ hữu của Ban TTBC/QĐ4…có sĩ quan vừa ra trường được xin hoặc thuyển chuyển về đây. Ban Thông Tin Báo Chí lúc này lên cao điểm và mở rộng về thông tin, viết phóng sự chiến trường cung cấp cho phát thanh và cả báo chi trung ương. Nhà in riêng của QĐ4 (in truyèn đơn, báo bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, in 2 tập sách cái nhìn mới mẻ về xây dựng nông thôn, chính Trung Tướng Quang gọi anh Tấn và anh Oánh lên văn phòng, ông chỉ thị 2 anh viết về đề tài này do sự chỉ đạo của ông Tướng và đích thân ông sửa chửa, hiệu đính hoàn chỉnh mới xuất bản). Ngoài ra chúng tôi có chương trình phát thanh trên hệ thống Đài Phát Thanh Ba Xuyên gọi là Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật (Đài PT Ba Xuyên ở trên đường từ Thị xã Khánh Hưng – Sóc Trăng đi Bãi Xào – quận lỵ Châu Thành hay Mỹ Xuyên, nơi bán đuông chà là sống và món nhậu tại chỗ, nhiều nhất ở miền Tây). Tóm lại, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang “trị vì’ miền Tây là thời cực thịnh của Ban Thông Tin Báo Chí do tôi làm Trưởng Ban, bên cạnh có 1 Thiếu Tá và 2 Đại Úy Mỹ làm cố vấn cùng với nhân viên 8 người, quân số ngang bằng với Ban TTBC của QĐ4. Chúng tôi làm việc rất dễ dàng, khi nghe có tin chiến thắng hay những cuộc hành quân lớn cấp sư đoàn với tên Tiền Giang, Cửu Long, Dân Chí chúng tôi biết thuộc khu chiến thuật nào, xin trực thăng đưa ký giả VN hoặc ngoại quốc đang ở Sài Gòn đến ngay mặt trận. Nếu phía VN chưa có phương tiện thì cố vấn Mỹ xin cho chúng tôi ngay. Thí dụ cuộc hành quân Tiền Giang, chiến thắng vẻ vang, ông Tướng Vùng ra lệnh Ban Thông Tin Báo Chí mời ký giả từ Sài Gòn xuống quay phim, chụp hình, thực hiện phóng sự. Chúng tôi liên lạc với SĐ7 đưa xe về Sài Gòn đón ký giả xuống Mỹ Tho và đến BTL/SĐ7 ở Mỹ Tho để có thể giúp phương tiện trực thăng đưa đến chiến địa. Khi Sư Đoàn 21 BB có cuộc hành quân Dân Chí ở rừng U Minh – Cà Mau và chiến thắng lớn, muốn mời ký giả xuống thì chúng tôi phải vận động, xin cấp 1 hay 2 chiếc trực thăng từ Sài Gòn (sau này, thường thông qua Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự của Tổng Cục Chính Trị mời giúp và xin phương tiện với Tổng Cục Tiếp Vận). Nếu tôi nhớ không lầm, tên các cuộc hành quân của các Sư đoàn không thay đổi khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh về thay thế Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh sau vụ Tết Mậu Thân 68, Trung Tướng Thắng có thay tên các cuộc hành quân, tên một vị tướng anh hùng đã chống quân ngoại xâm Pháp tại chiến trường miền Tây: Trương Công Định… Năm 1966, Trung Tướng Đặng Văn Quang được Thiếu Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ “mời” về giữ chức vụ nghe thì lớn lắm, Tổng Ủy Viên Kế Hoạch trong Nội Các Chiến Tranh. Đây là chức vụ “ngồi chơi xơi nước”, Trung Tướng Quang là một vị tướng trẻ (35-36 tuổi đã đeo 3 sao) và đã hoàn thành chức trách tuyệt vời ở miền Tây tạo nhiều chiến thắng vẻ vang và được lòng dân chúng, nhất là lực lượng giáo phái Phật Giáo Hòa Hào tin tưởng và kính trọng. Có thế nói Tướng Quang là Tướng Vùng Chiến Thuật có nhiều uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông lại có công rất lớn trong việc vận động đặt nền móng thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, chính Trung Tướng Quang là vị tướng Vùng đã xây dựng một nghĩa trang Quân Đội rộng lớn khang trang tại Cần Thơ chỉ thua tầm vóc Nghĩa Trang Quân Đội (Biên Hòa). Trung Tướng Đặng Văn Quang đã hổ trợ hết mình nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh xuất bản tờ nhựt báo Miền Tây, tòa soạn đặt gần bến Ninh Kiều mà tôi là “con thoi” ( lo giúp đở tờ báo) giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và nhà văn An Khê (sau này thời Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh tờ báo sống ngoắc ngoải, đến Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thì nhựt báo Miền Tây “tắt thở”). Tờ nhựt báo Miền Tây là tờ báo đầu tiên trong lịch sự báo chí VN xuất bản tại miền Tây. Hiện nay, Ban biên tập của nhựt báo Miền Tây do nhà văn An Khê làm chủ nhiệm (cựu Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị thương nặng thành phế binh và anh An Khê đã chết ở Pháp chừng hơn 10 năm) có một người hiện đang hoạt động báo chí, văn học tại thung lũng hoa vàng San Jose: nhà báo nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn tức Lão Móc có thể biết sự kiện lịch sử này.Chính xác hơn, Vùng 4 Chiến Thuật kiêu hùng nhất là thời điểm 64 – 65 – 66 hơn hẳn các ông Tướng từng chỉ huy ở vùng này trước đó (và có thể nói sau này, cho đến ngày 30.4.75).   Trung Tướng Đặng Văn Quang là tướng lãnh gần gũi nhất với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (cùng Khóa 1 Đập Đá ở Huế tức là Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại, tiền thân của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Đà Lạt) và là cấp chỉ huy đại đơn vị tài giỏi được Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu tin cậy và đề bạt thay thế ông ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông là người thân cận với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những chức vụ cao cấp nhất như Phụ Tá (Cố Vấn) Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Quân Sự, An Ninh & Tình Báo Quốc Gia, Tổng Thơ Ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia… cho đến ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức trao quyền lại Phó Tổng Thống Trần Văn Hương… Trung Tướng Đặng Văn Quang đeo 3 sao từ năm 1965 và cho đến 30.4.75, 10 năm dài. Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây, tại sao Trung Tướng Đặng Văn Quang, người hùng của miền Tây bị Tướng Kỳ “chơi” bằng nhiều cách phao tin ông Tướng vốn sinh đẻ tại Phú Lâm Châu Đốc, sống và lớn lên ở Sóc Trăng (cùng quê vớí Trung Tướng Dương Văn Đức) là kỳ thị Nam Bắc và “xào nấu”, thổi phồng lên là tướng lãnh tham nhũng gộc. Tình báo CSBV muốn Tướng Quang phải thân bại danh liệt, mất uy tín của cấp chỉ huy tài giỏi; nên chúng phao tin xấu như buôn bán bạch phiến, thuốc tây lậu, tiền gời ngân hàng Thụy Sĩ nhiều triệu dollars…cho ông Tướng Quang nhằm trả thù, cách điều quân tài tình của ông, đánh tan tành các đơn vị chính quy của CSBV xâm nhập bằng đường biển và đường biên giới Kampuchia. Tướng Quang là cánh tay đắc lực của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau này. Kế đên, ông Tướng cùng với giới trí thức, dân miền Tây, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xin thiết lập Viện Đại Học Cần Thơ. Không biết vì lý do gì, thời uy quyền Tướng Kỳ nắm hết trong tay (Nội Các Chiến Tranh) cương quyết không đồng ý. Tướng Quang theo phe miền Tây xin cho bằng được thành lập Viện Đại Học Cần Thơ nên làm phật ý Tướng Kỳ. Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lập liên danh ra ứng cử Tổng Thống năm 1967, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng có liên danh tranh cử. Cả 2 ông Tướng cùng ra tranh cử 2 liên danh khác nhau, chia phiếu quân nhân, có thể cả 2 liên danh đều thất cử và liên danh dân sự như liên danh Trương Đình Dzu (luật sư, thiên tả) hay liên danh dân sự nào khác sẽ đắc cử. Vì vậy Hội Đồng Tướng Lãnh mới có cuộc họp quyết định sáp nhập 2 liên danh của Trung Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ làm một. Tôi nghe kể lại buổi họp đó rất gây cấn, các ông Tướng vốn xuất thân từ khóa 1 Nam Định (cùng khóa với Tướng Kỳ) đều nhiệt liệt ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Đối nghịch lại, Trung Tướng Đặng Văn Quang hết lòng ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và nhiều tướng lãnh khác gốc miền Trung, miền Nam cũng ủng hộ, nên có thể là cái lý do Tướng Kỳ “ghét” Tướng Quang thậm tệ nên chuyện phao tin, thêu dệt Tướng Quang tham nhũng gộc được phe Tướng Kỳ khuấy động dữ dội thời điểm đó. Chuyện này còn kéo dài đến trại tập trung người tỵ nạn CS ở Texas năm 1975, cũng có người muốn hành hung, nói ông Tướng Quang “đầu nậu’ tham nhũng nên mất nước… Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh V4CT, cố vấn Mỹ đề nghị đưa vài đơn vị lớn của Mỹ về V4CT kể cả Đại Tướng Mỹ Westmoreland cũng có ý kiến đó nữa. Trung Tướng Đặng Văn Quang viện nhiều lý do là QLVNCH được sự tích cực ủng hộ của dân chúng và các đơn vị giáo phái tân tuyển có tinh thần chiến đấu tuyệt vời; các đơn vị chủ lực và địa phương của các tiểu khu đủ sức ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội CSBV và luôn chiến thắng nên không cần có các đơn vị lớn của Hoa Kỳ và xin Hoa Kỳ tăng cường giúp các Vùng Chiến Thuật khác. Nghĩa là Tướng Quang mạnh dạn từ chối Hoa Kỳ đổ quân xuống miền Tây. Có một lần Tướng Quang tâm sự với chúng tôi cùng ngồi trên trực thăng chỉ huy C & C, nếu quân Mỹ ồ ạt đổ vào miền Tây thi chúng ta mất phần nào chánh nghĩa chống quân CSBV mà chúng ta dư sức, ăn thua đủ với quân chánh quy CSBV. Một vụ khác CIA, cố vấn Mỹ muốn Tướng Quang phải triệt hạ Đại Úy LLĐB Dan Marvin cùng với 5 nhân viên Mỹ khác luôn cả trại biệt kích hoặc bắt Đại Úy Dan Marvin giải giao về Sài Gòn. Lý do, Đại Uý Dan Marvin không thi hành lịnh ám sát Quốc Trưởng Sihanouk ở Kampuchia (nhằm bịt miệng vụ tai tiếng này). Điều cần lưu ý toán LLĐB này đang làm cố vấn cho Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam thuộc quận An Phú – Châu Đốc rất được sự mến mộ của dân chúng địa phương và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo. Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam do các cựu chiến sĩ Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Văn Phồi (Trung Tá Phồi đang định cư ở Hoa Kỳ) điều hành chỉ huy. Nếu sử dụng đơn vị chính quy QLVNCH tiêu diệt trại này thì sẽ có hàng trăm chiến sĩ chống cộng nhiệt thành cũng bị chết lây. Vì vậy, Tướng Quang cũng chống và ông tự giải quyết tốt đẹp nên cũng không được lòng Hoa Kỳ, không ngoan ngoản làm theo bất cứ cái gì cố vấn Hoa Kỳ muốn. Thời gian sau khi Tướng Quang về Trung ương thì Mỹ đã đưa cả Sư Đoàn 9 BB đặt bản doanh tại căn cứ Đồng Tâm – Mỹ Tho, đơn vị này cũng chẳng tạo được thành tích chiến thắng vẻ vang nào như QLVNCH. Vì vậy, có thể vài phóng viên của Hoa Kỳ mượn cớ bên phía VNCH, CSBV tung tin Tướng Quang tham nhũng số 1 của chế độ và các cơ quan truyền thông bị nhiễm nộc độc của Tướng Kỳ lại phóng đại lần nữa nên giới truyền thông Mỹ lại nêu đích danh Tướng Quang tham nhũng gộc…nên có nhiều người Việt tỵ nạn CS tin mới làm phiền ông Tướng đáng thương.   Chuyện tình báo CSBV phao tin Tướng Quang buôn bán bạch phiến và thuốc Tây lậu khi ông làm Tư Lệnh V4CT (và sau này khi Tướng Quang làm Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Chuyện 1 ông Tướng ở miền Tây mà buôn bán ma tuý và thuốc Tây lậu thì quả thật là chuyện của cõi trên mà cũng có người tin cho tới ngày nay mới là lạ. Hiện nay, ông và bà Tướng cùng đang nằm trong Nursing Home ở Sacramento do 2 vợ chồng đệ tử, làm dưới quyền ông năm xưa ở QĐ4 hết lòng chăm sóc, thăm viếng vì tất cả 7 đứa con của ông bà Tướng Quang đều ở xa như Pháp, Úc, Canada và 2 người ở Maryland và Indiana. Cuộc sống của 2 ông bà hiện nay chỉ tính bằng tháng thôi vì lớn tuổi vào hàng 8, ông bị bệnh Alzheimer, bà bị bệnh tim và tiểu đường… Xin mời các chiến hữu và độc giả tìm đọc bài báo viết về cuộc đời của Tướng Quang với những thử thách bi thảm từ Sài Gòn đến Sacramento, với cái tít: The Trial of General Dang – From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General’s Journey Proves Old Soldiers Don’t Fade Away, They Stick Together của nhà báo R.V. Scheide(email: rvscheide@newsrewiew.com) đăng trên tờ tuần báo Sacramento News & Review (SN & R), phát hành tại Sacramento và có ấn bản ở nhiều thành phố khác ở miền Bắc Cali. Bài báo có kèm theo nhiều tấm hình hồi còn oai quyền của Trung Tướng Quang mà cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin có được và ông đã viết thành sách với tựa đề “Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare” xuất bản năm 2003 nói về cuộc đời của ông Dan, 1 sĩ quan LLĐB Mỹ tham chiến tại VN và có lòng câu chuyện Tướng Quang cứu mạng tác giả. Bài báo này có trong số Volume 20, Issue 27 ngày thứ năm 4.12.08. Địa chỉ tòa soạn 1015 20th Street – Sacramento, CA. 95811, tel: 916.498.1234 và Editorial Fax: 916.498.7920 hoặc lên Web site: www. newsreview.com trong mục Local Stories. Bài báo có trích dẫn lời của ông Tom Polgar, trùm tình báo CIA ở Sài Gòn lên tiếng chánh thức, Tướng Quang không tham nhũng, không có tiền gởi ngân hàng Thụy Sĩ và những chuyện ly kỳ khác mà người ta áp đặt tham nhũng cho một ông Tướng trẻ và thực tài của QLVNCH trong hơn 40 năm qua. Nhờ có sự xác minh của trùm CIA, Thượng Nghị sĩ, Dân Biểu Liên Bang và có đơn thỉnh nguyện của Trung tá Dan Marvin gởi lên Tổng Thống Bush (Bush cha), Bộ Ngoại Giao Mỹ cho Tướng Quang nhập cảnh và định cư ở Hoa Kỳ thập niên 90. Trước đó Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp Visa cho Tướng Quang với 2 lý do vì ông bỏ trại tỵ nạn ở Texas hơn 1 tháng như quy định và quan trọng ông bị ghép tội tham nhũng nên không được vào nước Mỹ…   Có một lần, cách nay chừng 6 năm khi cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang còn ở Atlanta – Georgia, tôi, từ Sacramento có bay sang thăm “thầy cũ” và đem câu hỏi ông bị tố tham nhũng gộc của chế đô VNCH mà CSBV, phe ta Quốc gia và cơ quan truyền thông Mỹ cùng “bề hội đồng” mà nay ông Tướng lại nghèo xơ xác. Trung Tướng Quang nói rằng, thiên hạ kể cả người Việt quốc gia, CSBV và vài nhà báo Mỹ thêu dệt đủ điều nào tôi buôn bán bạch phiến, đầu cơ tích trữ thuốc tây nhập vào để chuyển lên Sài Gòn bán, có tiền đến nhiều triệu dollars Mỹ gởi ngân hàng Thụy Sĩ…Tôi (đại ý lời TT Quang) như cái thùng rác họ liệng vô những gì dơ bẩn của chế độ, tôi không lên tiếng vì tôi tin có Chúa biết là đủ, ngoài ra Tổng Thống Thiệu biết và lương tâm tôi biết, còn người đời nói gì mặc kệ họ. Vì những lời nói chân tình đó của một người thầy cũ mà vợ chồng tôi hết lòng giúp đở mời ông bà Tướng về định cư tại Sacramento, cách nay hơn 3 năm, và chúng tôi tự nguyện lo cho 2 ông bà Tướng đến ngày được Chúa bổ nhậm lần cuối về Vùng 5 Chiến Thuật. 

 Drugs, Corruption, and Justice in Vietnam and Afghanistan:

A Cautionary Tale

By Merle L. Pribbenow
          On October 27, 2009, The New York Times published a dramatic article about  Ahmed Wali Karzai, the brother of the president of Afghanistan, Hamid Karzai. The article alleged that the president’s brother is a major Afghan drug trafficker as well as being a paid asset of the American Central Intelligence Agency (CIA). The byline to the article listed three names, including that of James Risen, the well-known author of State of War, a recent and controversial book about US intelligence operations under the Bush Administration. And like the sensational allegations Risen made in State of War, the Times article was based almost entirely on anonymous sources.
 
    While noting that Ahmed Wali Karzai categorically denied any involvement in drug  trafficking, and that he also denied being a paid agent of the CIA, the article went on to quote unnamed U.S. “military and political” officials as stating that the Agency’s relationship with Karzai had become a source of “anger and frustration among American military officers and other officials of the Obama administration.” While admitting that the evidence against Wali Karzai was “largely circumstantial,” the article charged that Karzai’s alleged involvement in the opium trade meant that Karzai was viewed as a “malevolent force” in Afghanistan (a peculiar and incendiary choice of words). The article also repeated critical comments made by anonymous US Drug Enforcement Agency (DEA) sources about the US government’s failure to take action against Karzai and his alleged narcotics connections.
    As a retired CIA officer who served in South Vietnam, the Times story struck a very familiar chord with me.  Several decades ago, strikingly similar wartime allegations were made against a powerful government official, Lieutenant General Dang Van Quang, who was very close to South Vietnamese President Nguyen Van Thieu. Although I retired from the CIA more than a decade ago and have absolutely no personal knowledge, one way or the other, about the accuracy of the charges made against President Karzai’s brother, I believe that before the press, the American public, and senior Obama administration officials blindly accept as accurate the charges made in the Times article, it might be useful to review the earlier Vietnamese case. Lessons from General Quang’s case may be applicable to the allegations being made about President Karzai’s brother.


 
Virulent Rumors
    General Dang Van Quang was President Thieu’s special assistant for Military and National Security Affairs. He was also Thieu’s friend and confidant, and had a Quang relationship with the South Vietnamese president that stretched back to the earliest days of their military careers.  In the late 1960s and early 1970s, rumors began to circulate in Saigon to the effect that Quang was one of South Vietnam’s leading heroin traffickers; that he was a paid agent of the CIA; and that he was Thieu’s “bag-man” for collecting corruption payments. These rumors, many of which were reportedly being spread by President Thieu’s political opponents (including followers of Vice President Nguyen Cao Ky), were picked up by the Vietnamese and American press and given wide circulation. In addition to being reported in American newspapers and on network television news broadcasts, the charges were also featured prominently in a book entitled The Politics of Heroin in Southeast Asia, a widely-read and still frequently referenced publication written by Alfred W. McCoy, now a professor at the University of Wisconsin in Madison.
 
     As is often the case with rumors, especially hearsay involving people who, like General Quang, work in the shadowy worlds of national security and intelligence, the allegations soon took on a life of their own.  Before long virtually everyone, including most of the American press and even some US embassy officials and DEA officers, began to accept them as true.
    The stories did not go unnoticed by the CIA’s Saigon Station, which was particularly concerned by these claims because of the Station’s close working relationship with General Quang, whom President Thieu had designated as his principal liaison to the CIA. The Station monitored the stories and, as has recently been revealed, at one point prepared and forwarded to Washington a review and assessment of the accuracy of the charges.  The existence of this review, heretofore highly classified, came to light earlier this year in a newly-declassified CIA historical study entitled CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam, written by Agency historian Thomas Ahern.  This declassified document is now available to the general public on the electronic FOIA page of the CIA’s official website.  The brief section of the historical study that discusses the Station’s review of the allegations against General Quang reads as follows:
    After the January 1973 cease-fire agreement, the traditional role of the Vietnam Station as a US channel of influence and information to the Saigon generals increasingly involved it in issues like corruption, South Vietnam’s image in the United States, and the prospects of continued US military aid.  Official corruption had long counted as one of Saigon’s more intractable problems. Among Station contacts, the most controversial in this respect was Lt. Gen. Dang Van Quang, the portly aide to Thieu whom some Americans were inclined to take lightly because of his high-pitched giggle in moments of tension.  Sometime in 1974, hoping to resolve the issue of Quang’s alleged corruption, the COS [Chief of Station] designated [name deleted] to do an all-source review of Quang’s financial probity.  [name deleted] could find no smoking gun, and did a report whose thrust was, if not vindication, at worst “not proven.” [several lines deleted].
    I am familiar with the contents of the Station’s review, since I was its author.  I believed then and I still believe today that, while General Quang was by no means a saint, and although I would never contend he was totally innocent of all the varied charges of corruption leveled against him, Quang was not involved in narcotics trafficking in any way.
 
    I can certainly understand that some might be suspicious of the conclusions reached by me and by the CIA’s Saigon Station.  In order to come to an objective assessment of the accuracy of these conclusions, I believe one should take a careful look at what happened to General Quang after he fled South Vietnam when the communists captured that country in 1975.
 
After the Fall
 
     When Saigon collapsed at the end of April 1975, General Quang fled to the United States with his family. They were initially housed in a camp in Arkansas alongside thousands of other South Vietnamese refugees. Feeling threatened by many of his fellow refugees who believed the rumors about his corruption, and who blamed him for being at least partially responsible for the ruinous defeat, General Quang and his family fled the camp and traveled to Canada to resettle there.
 
    The Canadian government ordered General Quang deported based on the press stories and rumors about him that had found their way into official government reporting channels. However, again based on the ubiquitous stories and rumors about Quang, neither the United States nor any other country would accept him (the communist Vietnamese regime did agree to take him but refused to give the Canadian government assurances that Vietnam would not summarily execute Quang if he was forcibly returned).  As a result, Quang lived in Canada in a state of legal limbo for more than a decade—no legal residence status, no work permit, and with a standing deportation order against him. 
    Despite the stories that he was a multi-millionaire from drug trafficking, in Canada General Quang and his family were destitute.  They lived in cheap, cramped, run-down apartments and Quang supported himself and his family by working in a succession of menial jobs on the fringes of society, including as a janitor and a bottle-washer. On several occasions, he was fired and forced to relocate after Canadian investigative journalists ran him down and wrote “exposés” for their newspapers, each time revealing where this infamous “narcotics trafficker” was working illegally. 
 
    In 1989 Quang was finally allowed to immigrate to the United States. Like many Vietnamese refugees, he settled in southern California.  As had been the case in Canada, his financial situation in America was very modest, and in the early 1990s he supported his family by working as a baggage handler at the Los Angeles International Airport. Currently, according to a December 4, 2008 article in the Sacramento News & Review, General Quang, who has been in poor health for several years, lives in an assisted-living facility in Sacramento, California.
    Quang’s poverty and his many trials and tribulations following the fall of Saigon provide the clearest possible evidence that the widespread (and almost universally- accepted) allegations about him being a multi-millionaire drug king-pin were simply Saigon false.  Both logic and experience indicate that drug lords always squirrel away much of their ill-gotten gains in international bank accounts. If Quang had been,  in fact, as rich and corrupt as the Saigon rumor-mill and the American press portrayed him, he surely would have transferred the bulk of his riches out of South Vietnam during the final weeks of that country’s existence, when it was clear to everyone that a communist victory was inevitable. A number of other South Vietnamese generals and political leaders who fled, including President Thieu, Prime Minister Tran Thien Khiem, and Joint General Staff Commander General Cao Van Vien, were able to live out their long years of exile in the United States in relative comfort, buying homes and living off their “savings” without ever having to work for even a single day to support themselves. While it is notoriously difficult to prove a negative, in this case I believe any objective observer could only conclude that the drug-trafficking charges against General Quang must have been false.
 
    This brings us back to the allegations against the brother of Afghan President Karzai.  Like the allegations against General Quang, these charges seem, on the surface at least, to consist of vague rumors unsupported by solid evidence.  Like the allegations against General Quang, they are being spread mostly by political opponents of Ahmed Wali Karzai’s political mentor (his brother) or by anonymous sources, both Afghan and American. I readily admit that I have no inside information about the truth of the allegations, and for all I know Ahmed Wali Karzai may, in fact, be the scumbag that the article portrays him to be. I understand the need for journalists to get “scoops” and write articles that will get their names on the front page, and I recognize the need for newspapers to make money.
 
    I would, however, respectfully suggest to The New York Times, James Risen, and other reporters and media outlets that responsible journalists—journalists who are as interested in the truth as they are in personal acclaim—should first make an honest effort to dig out some solid evidence to support the claims of their anonymous sources before they proceed to publish these kinds of stories.  I would also suggest that US government officials and the American public should be extremely cautious about accepting any such news stories that are based solely on anonymous sources and vague, unsubstantiated rumors. 
 
    It is too late to undo the harm that was done to General Dang Van Quang by such unfounded rumors. But perhaps his example may help us avoid making similar mistakes in the future.

 
Merle L. Pribbenow, the author of “Limits to Interrogation: The Man in the Snow White Cell,” Studies in Intelligence, is a retired CIA operations officer and Vietnamese linguist who served in Vietnam from 1970 to 1975. This is his second article for Washington Decoded.










Friday, July 15, 2011

Hai Mươi Bảy Năm Sau



Mến tặng cái Thái Dương 530 lẫy lừng của vùng trời tam biên (Cách riêng Thái Dương Nguyễn Đức Cơ), các phi công trực thăng sư đoàn sư đoàn 6 Không Quân, các Bắc Đẩu 118 (cách riêng thầy Võ Ý, đã một thời tam biên oai trấn), các Sao Mai 114 (cách riêng Nhơn, Hưởng, Ngọc là những người đã đi biệt phái Pleiku mút chỉ mờ sông với chú út) để nhớ rằng, “Ta cũng có một thời Tam Biên Oai Trấn, Lạnh tím người ba biên giới mưa bay” (thơ Trương Minh Dũng)

Khoảng thời gian từ năm 1972 tới năm 1999 là 27 năm... Hai mươi bảy năm. 
Phải, hai mươi bảy năm.  Một bên là thành phố Pleiku nghèo nàn lại cuồn cuộn máu lửa, mạng người rẻ như cỏ tranh nhưng lòng người cao vời chất ngất.  Một bên là thành phố San Jose, thung lũng điện tử lừng danh của thế giới, của những căn nhà  ba bốn trăm ngàn một cái, của những buổi sáng ngồi xe đi làm ba bốn tiếng đồng hồ mới tới sở, của chốn phồn hoa đô hội, của những tình người nhạc như nước vôi... 
Một bên là những chiếc xe pick-up màu xanh, những chiếc xe cam nhông, xe díp nhà binh.  Một bên là những chiếc xe Mercedes, Lexus, Accura đời mới giá có chiếc nhiều khi bằng cả... một đời người đi làm. 
Một bên là những bộ đồ lính đủ thứ loại, từ chiếc áo bay với khăn quang cổ đến chiếc áo rằn ri của lính Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt. 
Một bên là những mái đầu xanh... pi-lốt, đẹp trai con nhà giàu nghèo đủ thứ nhưng học giỏi con gái mê. 
Một bên là những người Mỹ gốc Việt bụng phệ, có người đeo kiếng lão kính cận với những người đẹp xa xưa bây giờ đã trở thành những hiền phụ (hoặc đôi khi, đáng buồn thay, ác phụ, ăn hiếp chồng suốt ngày và đòi hỏi đủ thứ). 
Một bên là những giai nhân sắc nước hương trời, những hồ mắt giai nhân, những đường cong tuyệt mỹ.  Một bên là những bà mẹ tuổi đã quá Xuân, khuôn mặt tư lự với những vết nhăn của những lo âu phiền muộn về chồng con, về tháng ngày và về cuộc đời. 
Một bên là những tiếng đề pa lạnh người của những quả đại pháo 130 ly, hoả tiễn 122 ly, những tiếng đạn bay xé gió nghe kinh khiếp hơn cả tiếng hú của tử thần và những tiếng chạm nổ xé màng tai khi đạn tới đích. 
Một bên là những tiếng hát điêu luyện truyền cảm không thua gì ca sĩ chính gốc trong những cuộc thi tuyển ca sĩ karaokê vui vẻ. 
Một bên là những người mẹ già cúi đầu thật sâu trước tượng Phật hay tượng Chúa, “Lạy Trời, cho đất nước hết chiến tranh để con trai tôi về nhà.” 
Một bên là những khuôn mặt nhăn nhúm ngồi nhìn đám trẻ vui đùa ăn nhậu và thấy trống vắng ngậm ngùi như mình là kẻ đến từ một tinh cầu xa lạ, đêm về thầm khấn vái trời phật một lời cầu xin chân thành “Còn sống được ngày nào, xin đừng để tôi làm khổ con cái ngày đó”. 
Một bên là hận thù và lòng yêu nước cuồn cuộn dâng trào. 
Một bên là lòng tham vô đáy hoặc lòng vị kỷ vô song, không bao giờ là đủ...
Và cuối cùng, một bên là những chiếc phi cơ Skyraider A1-H, những chiếc trực thăng UH- 1, những chiếc C-130 đen thùi lùi, những chiếc L-19 nhẹ nhàng ẻo lả, những cây minigun , những cây cà nông 20 ly trên cánh chiếc Skyraider A1 ... đẹp chết người. 
Một bên là ... chẳng còn gì cả ngoài những tâm hồn trống vắng, những thao thức cùng xót xa của những kẻ đã một thời từng xả thân cho quê hương đất nước.
Nhưng, kể từ thuở loài người biết mài đá làm dao cho đến khi biết chế ra xe tăng đại pháo để xâm lăng và giết chóc lẫn nhau, có chuyện thua trận nào là chuyện không đau buồn tủi nhục đâu thưa bạn?
Trong hoàn cảnh đó, tôi gặp lại Thái Dương Nguyễn Đức Cơ sau 27 năm...  Một bên (lại một bên) là một phi công lẫy lừng của một phi đoàn khu trục biên trấn, một bên là một realestate agent thành công với nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn và một... cặp kính trên sống mũi...
Và tôi phải có lý do khi nói như thế...
Tôi vừa tạm cư ở thành phố San Jose được chừng vài tháng.  Mỗi ngày, buổi sáng tôi đi ra khỏi giường rồi ngồi vào bàn máy điện toán.  Buổi chiều, tôi đi từ cái dàn máy điện toán trở lại vào... giường ngủ và leo lên.  Không đi đâu cả.  Nói tóm lại thì tôi sống một cuộc đời ẩn cư.  Không muốn biết ai và cũng chẳng muốn ai biết mình.  Không phải vì tôi muốn chơi cao hay làm khó hay ngon lành gì hơn ai, tôi chỉ muốn sống thầm lặng một thời gian để “Tìm lại linh hồn mình giữa một nước non hiu quạnh” (St. Exupery).  Thật vậy, xin hiểu giùm tôi.   Cuộc đời người ta, khi mình trải qua một cuộc thay đổi lớn (như ...trúng số chẳng hạn) mình cần một thời gian im vắng để nhìn lại mình, hay tìm lại linh hồn mình...  Thỉnh thoảng, một hai lần gì đó, đàn anh Nguyễn Quí Chấn còn ưu ái đến nhà chở tôi đi ăn phở.  Phải, Phở. (Có nhiều khi tôi nghĩ, văn hoá dân tộc mình sẽ là một nền văn hoá rất khô khan nếu không có ... phở.  Phở ngon như phở Bình luôn luôn làm cho lòng người lữ khách như tôi thấy ấm lại)  Chúng tôi ... ăn phở tận tình, húp đến miếng nước súp cuối cùng và nói chuyện tâm tình. Rồi ai về nhà nấy.
Một ngày đẹp trời, đàn anh Nguyễn Quí Chấn gọi mời tôi đến nhà Cơ chơi.  Tôi ừ ừ cho xong chuyện.  Có lẽ đàn anh biết thế nên buổi tối cùng đi với đàn anh Nguyễn Văn Kim đến tận nhà tôi để chở tôi đi.  Việc này làm tôi cảm động và tôi quyết định đi, dù không quen không biết Cơ là ai.
Bước vào nhà thì bao nhiêu “ẩn sĩ” trong người tôi biến mất hết.  Trong nhà toàn là tài tử cùng giai nhân cũng những “phi công ngày cũ”, mà lại là phi công khu trục mới ngon...
Mới đầu, tôi để ý đến giáng dấp một phi công mặt mày khắc khổ, hình tượng gầy gò na ná như hình tượng của một kẻ sĩ trong truyện tàu.  Hỏi ra mới biết đó là anh Hai, biệt  hiệu Hai Còi, cựu Thiếu Tá, cựu Thái Dương 530.  Anh Hai Còi, giống như bao nhiêu phi công khu trục khác sinh ra trong trái đất này, là một người ... đẹp trai và vui tánh.  (phi công L- 19 cũng thế nhưng hơi ...dâm hơn một chút)  Anh mang tên Hai Còi là bởi ngày xưa anh vào quân trường thân thể ốm quá nên bạn bè gọi là còi.  30 năm sau anh vẫn còn còi như ... 30 năm trước.  Còi nhưng nụ cười và tâm hồn chẳng còi chút nào.  Trái lại, tâm hồn anh còn hừng hực lửa. Lửa của những ngày “Ta cũng đã một thời tam biên oai trấn, Lạnh tím người ba biên giới mưa bay... (thơ Trương Minh Dũng)”  nhưng cũng có lửa của tủi nhục và hận thù.  Tôi nhớ anh lập lại mấy lần câu  “Thua trận mất nước như tụi mình chẳng có gì để hãnh diện.”
Ngồi nhìn anh Hai Còi nói chuyện, tôi nhớ đến những ngày dài biệt phái Pleiku hồi xưa...
Hồi đó, chúng tôi được biệt phái cho sư đoàn 23 bộ binh và vì sư đoàn dời từ Ban Mê Thuột lên Pleiku nên chúng tôi phải khăn gói đi theo.  Đất Pleiku là đất của mưa rừng và gió núi.  Phố xá đìu hiu và buồn kinh khủng.  Tôi nhớ những ngày khăn gói lên Pleiku, tôi bước xuống phi cơ mà có cảm tưởng như mình bước xuống chốn lưu đày.  Tôi tự hỏi, sao người ta có thể sống được ở một chỗ buồn như thế này.  Ấy thế mà vào câu lạc bộ nhìn thấy thiên hạ cười nói ồn ào, đùa giỡn hồn nhiên thì mới thấy được rằng ở đâu rồi cũng quen đó.  Biệt phái ở Pleiku không có chuyện gì làm, tôi khám phá ra một thú vui khác là thú vui ngồi ngắm những chiếc A1 cất cánh.  Hồi đó tôi thường nói đùa với bạn bè rằng: “Nếu là mây anh sẽ là loại mây trắng, nếu là hoa anh sẽ là một đóa hướng dương, nếu là phi công, anh chỉ nên lái Skyraider A1” Skyraider A1 là một loại phi cơ lớn và rất khó lái.  Và khi phi cơ cất cánh, động cơ nổ  2200 mã lực của chiếc tàu bay gầm thét lên như rung chuyển sơn hà.  Lên trời, không phải như mấy anh A-37 “chưa đánh đã đòi về”, Skyraider A1 nhẩn nha quý phái thả từng trái bom một một cách chính xác.  Ở trên trời mà xin được một phi tuần Skyraider A1 thì quý hơn gấp 3 lần một phi tuần A-37.
Câu chuyện với anh Hai còi đưa đẩy một lúc thì chúng tôi trở lại những ngày xưa hồi chiến cuộc còn nóng bỏng dữ dội của năm 1972...
Tháng 4 năm 1972, trong trận đánh mà bây giờ báo chí Mỹ gọi là “The Easter Offensive of 1972”, muốn thử giò thử cẳng quân đội ta sau ngày Mỹ rút, cộng quân đem hơn chục sư đoàn bộ binh tràn vào miền Nam trắng trợn xâm lăng.  Riêng vùng II Chiến Thuật,  cộng quân tập họp 4 sư đoàn bộ, 3 trung đoàn xe tăng và 3 trung đoàn phòng không quyết chiếm Cao Nguyên Việt Nam để cắt đứt miền Nam làm hai phần. 
3 giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1972, 2 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn thiết giáp Việt cộng bao vây và tấn công Tân Cảnh, thị trấn cực bắc của Cao Nguyên Việt Nam.  Quân trú phòng gồm có nhảy dù và sư đoàn 22 bộ binh cầm cự anh dũng, đẩy lui nhiều đợt tiến của giặc.  Trận đánh diễn ra suốt buổi chiều và kéo dài qua đêm...
Một giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1972, thiếu tá phi công khu trục Hai Còi của phi đoàn 530 đang ngủ thì điện thoại gọi anh lên cất cánh.  Phòng hành quân cho biết bộ tư lệnh sư đoàn 22 ở Tân Cảnh bị tấn công, xe tăng Việt cộng đã tới phía ngoài phòng tuyến,  cần mấy khu trục lên yểm trợ gấp.  Một giờ sáng là cái giờ... tối hù và buồn ngủ.  Và điều quan trọng ở đây là phi cơ Skyraider A1 không phải là loại phi cơ có khả năng để đánh đêm.  Nhưng viễn ảnh bộ tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh bị tràn ngập là một viễn ảnh không thể chấp nhận được.  Hai Còi biết những giờ phút sắp tới là những giờ phút căng thẳng và nguy hiểm vô cùng nhưng mình là lính.  Mình lãnh lương để đánh giặc và giặc về rồi, mình phải đánh.  Hai còi cười khì một cái rồi chụp lấy nón bay, cùng mấy người bạn ra tàu.  Mấy chiếc Skyraider A1 ra so hàng ở phi đạo rồi từng chiến một cất cánh lên, biến mất trong màn đêm.  Anh Hai Còi tâm sự:
-Trời tối và thời tiết xấu quá nên không bay hợp đoàn được.  Mỗi người xách một chiếc tàu bay cất cánh lên, đâm thủng bức tường mây tới mục tiêu nhưng phải trở về.  (một tiếng chửi thề nhỏ ở đây) Mục tiêu bị mây phủ kín. Có thấy gì đâu mà đánh.  Trở về nhưng một lúc sau lại cất cánh lên trở lại.  Cũng chẳng thấy gì để đánh.  Lại phải trở về và rồi cất cánh lên lần nữa.  Rồi lại trở về.
Nhưng rồi trời cũng sáng trở lại.  Trần mây bây giờ lên được ... một ngàn bộ.  Quân trú phòng đã cầm cự anh dũng dù tăng Việt Cộng vẫn còn tiếp tục tới gần hơn nữa.  Bây giờ thì phi công khu trục Việt Nam cất cánh ào ào. 
Một trong những người đó là thiếu úy Nguyễn Đức Cơ. 
Và những gì xảy ra sau đó đã trở thành những mẩu chuyện của lịch sử, có sổ sách ghi lại hẳn hòi.  Người viết kể lại không phải để “tôn vinh” Không Quân, cũng không phải để “cứ chuyện cũ nói hoài”, nhưng như là một món quà nhỏ của một người đã từng góp máu dành cho một người khác đã từng góp máu của Không Quân Việt Nam.  Những người như Cơ cần được biết tới trong cộng đồng chúng ta...
Hồi ấy Cơ là phi công trẻ tuổi mới ra trường và giống như bao nhiêu phi công trẻ tuổi mới ra trường thời đó, Cơ bay rất hăng và thả bom rất chính xác. Trần mây thấp 1 ngàn bộ có nghĩa là không thả bom được vì bom cần phải thả ở một độ cao tối thiểu là 1500 bộ thì mới đủ sức ép để làm nổ ngòi nổ và do đó bom mới nổ.  Còn bay trên một ngàn bộ tức là bay trong mây, thấy gì mà thả.  Nhưng tăng Việt cộng về như thế thì làm sao đây?  Không lý bay vòng vòng nhát cho chúng nó sợ?  Đây là những câu hỏi làm nát lòng người phi công, những câu hỏi không ai trả lời được...
Anh Hai Còi tâm sự, giọng đau đớn pha lẫn chút hãnh diện của một thời đã góp máu:
-Ông biết tụi tôi thả thế nào không?  Cứ bay dưới một ngàn bộ rồi tới gần đó, kéo tàu bay lên 1500 bộ rồi bấm rớt bom...
Thêm một ngụm bia, một tiếng khà rồi anh Hai Còi nhăn mặt lại:
-Nếu hôm đó có Rocket chống xe tăng thì tụi tôi đã quét sạch chúng nó trong vòng 15 phút...  Khổ cái là hôm đó mình không có rocket, chỉ có bom nổ và bom Na-pan...
Vì không có rocket chống xe tăng nên đến 11 giờ sáng, xe tăng Việt cộng vẫn còn đầy dẫy khắp nơi.  Và thiếu úy NguyễnĐức Cơ lâm trận...
Hôm ấy Cơ mang bom Na-pan tức bom xăng đặc.  Ai cũng biết rằng bom xăng dùng để chống chiến thuật biển người nhưng Cơ lại dùng bom xăng để chống xe tăng.  Hiệu quả của một trái bom xăng trúng vào vào xe tăng như thế nào không ai biết, nhưng thiếu úy Nguyễn Đức Cơ chỉ biết một điều quan trọng:  thả trái bom chính xác vào xe tăng để ngăn chận đường tiến quân của giặc.
Cơ xuống lần đầu tính thả, nhưng hụt.  Cơ kéo tàu lên, lồng lộn quay trở lại để làm cú thứ hai.  Cơ xuống thấp, thấp và thấp hơn nữa. (Đi Na-Pan thì phải đi thấp mới trải bom ra như một thấm thảm được)  Cơ bấm rớt bom và kéo tàu lên thì nhận ra chuyện khác lạ trong tàu...
Đây là cái cảm giác mà người phi công sợ nhất trong cuộc đời bay bổng của mình.  Nó giống như cái cảm giác khi quý vị lái xe, vặn tay lái quẹo phải nhưng nó không chịu quẹo hoặc nguy hiểm hơn, lại quẹo trái.
Phi công Nguyễn Đức Cơ biết ngay chuyện gì xảy ra cho mình.  Tàu bay anh bị trúng đạn.  Anh nhìn ra ngoài và thấy cánh trái bị đạn phòng không bắn rách eleron ( bộ phận bánh lái để ra lệnh cho phi cơ nghiêng cánh.)  Phi cơ không còn tuân lệnh anh nữa.  Anh kéo tàu lên khỏi những loạt đạn quái ác, hy vọng rằng kéo tàu bay ra khỏi mây thì những gì mình vừa nhìn thấy chỉ là ... một giấc mơ...
Nhưng tàu không lên được nữa.  Và tệ hơn, tàu bay mất thăng bằng bắt đầu chúi mũi xuống đất.  Không kiểm soát được phi cơ nữa, Nguyễn Đức Cơ thò tay kéo ghế cho hoã tiễn bắn mình ra ngoài..
Đây là một hành động tận cùng của người phi công...  tận cùng bởi vì giữa cái chết trước mặt và việc nhảy ra khỏi tàu bay để rồi cũng chết, thì hành động kéo dù nó nhẹ nhàng hơn...
Chiếc ghế bay của Nguyễn Đức Cơ được hỏa tiễn bắn ra khỏi phòng lái, Nguyễn Đức Cơ biến thành người lính nhảy dù bất đắc dĩ, bay lơ lững trong không khí...  từ phía dưới, những tràng đạn cuồng nộ và hèn nhát của cộng quân chỉa vào người Cơ và nổ tới tấp.  Chúng nó muốn bắn gục một người chiến sĩ không còn vũ khí trong tay, một kỵ sĩ đã ngã ngựa.
Từ trên trời cao, thiếu tá Hai Còi nhìn chiếc dù của thằng em mình bay lửng lơ trong gió mà ruột đứt ra từng khúc. Anh Hai Còi lăn lộn trong phòng lái, nhào lên lộn xuống tìm cách làm câm họng những họng súng quái ác đang bắn thằng em mình...   Anh mở vô tuyến liên lạc với các đơn vị bộ binh, với tất cả những ai anh có thể liên lạc được để cứu thằng em.
Trời Pleiku vốn đã lạnh lùng và cô  quạnh, một cánh dù lẻ loi càng làm cho người ta thấy cô quạnh hơn...
Vì nhảy dù ở cao độ thấp nên chẳng bao lâu dù của Cơ rớt xuống đất.  Cơ bung dù chạy thật xa ra khỏi chỗ đáp và ngồi im trong một hố bom...
Chẳng bao lâu sau đó một hợp đoàn trực thăng trực thăng Việt Nam dưới sự hướng dẫn của anh Hai Còi tiến vào vùng tìm Cơ.  Phòng không Việt cộng nổ tới tấp nhưng hợp đoàn trực thăng vẫn lầm lì tiến vào tìm cơ...
Cơ ngồi dưới hố bom, nghe tiếng trực thăng đến gần và chuẩn bị mở máy lên thì ầm một tiếng, con chim sắt đầu đoàn trực thăng đã bị đạn phòng không cày rách tung trên bầu trời.  Chiếc trực thăng bốc lửa và cắm đầu xuống đất đem theo mạng sống của toàn thể anh em phi hành đoàn trực thăng...
Tất cả những sự hy sinh đều đáng quý, nhưng quý giá nhất vẫn là xả thân mình để cứu người.  Xin dành một phút mặc niệm cho phi hành đoàn trực thăng đã anh dũng hy sinh.
Những chiếc trực thăng còn lại liền tản mác ra để khỏi bị đạn.  Thế là cuộc tiếp cứu coi như chấm dứt.  Nằm dưới hố bom, Cơ biết rằng kể từ giờ trở đi, nếu muốn trốn thoát, mình phải tự lo liệu lấy.  Bạn bè đã làm hết mình, Không Quân Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm được.  Phần quân bạn dưới đất, họ đang bị vây hãm, thân họ còn lo chưa xong, nói gì đến chuyện phái người ra đi tiếp cứu mình.
Thấy cái máy RT-10 (máy vô tuyến dùng để liên lạc với phi cơ khi bị lâm nạn) đang cầm trên tay phát ra những tiếng píp píp to quá, Cơ tắt luôn máy.  Thế là sợi dây liên lạc duy nhất giữa Cơ và anh em liền bị cắt đứt.
Và Cơ bắt đầu đi.  Đi về hướng Nam. Vừa đi vừa chạy, vừa để ý quan sát để tránh né bọn Việt cộng đang cho người tới tìm Cơ.
Kể từ khi cánh dù của Cơ chạm đất, chắc chắn là con cháu bác Hồ phải cử một “phái đoàn” tiến về hướng dù rơi để “đón tiếp” Cơ.  Nhưng chúng chỉ nhìn thấy cánh dù.  Và chắc chắn tên chỉ huy phải ... thất vọng lắm và phải thét lên như thế này:
-Mẹ bố tiên sư, thằng giặc nái nguỵ trốn mất rồi, nhưng nó không chạy xa nổi đâu.  Các đồng chí phải khẩn trường truy kích nó, ráng bắt nấy thằng giặc nái ác ôn đem về đây.  Chúng mình nột da đầu nó.
Nhưng bản năng sinh tồn của con người mạnh vô song.  Mặc cho các chú bộ bội muốn kiếm thế nào thì kiếm, Cơ lần lần thoát ra khỏi vùng dù rớt.  Cơn đi rất khéo.  Đi một lúc rồi nằm im nghe ngóng.  Đến khi nào chắc ăn rằng không có ai gần đó nữa Cơ mới tiếp tục đứng dậy chạy đi...
Một lần, Cơ đang ngồi nghĩ trong một bụi rậm thì một anh bộ bội bác Hồ nhìn thấy Cơ.  Nhưng có lẽ trời còn thương Cơ nên nó nghĩ Cơ là một anh bộ đội khác.  Nó hỏi gì đó, Cơ chưa kịp trả lời thì nó đã bỏ đi...
Nếu ai bảo con người không có số mạng thì phải nghe Cơ kể lại chuyện này.
Rồi Cơ lại đi nữa.  Đi xa khỏi khu vực nguy hiểm càng nhiều càng tốt.  Bao nhiêu nhiêu sức lực dồn hết xuống đôi chân.  Đi cho đến chiều, tới một nơi thấy vắng tiếng súng, Cơ biết mình đến chỗ tạm gọi là an toàn, mở RT-10 ra gọi cầu cứu...
Ở nhà, kể từ khi mất liên lạc với Cơ, ai cũng tưởng Cơ đã bị Việt cộng bắt  hay bị giết.  Bây giờ bỗng dưng nghe được tiếng gọi của Cơ, ai nấy mừng húm.  Thế là thông điệp “thằng Cơ còn sống” được truyền đi khắp nơi.  Các phi cơ trực thăng bay gần vùng đó liền để ý tìm kiếm.
Một trực thăng lạc loài của trùm CIA hồi đó, cựu trung tá John Paul Vann bay gần đó nghe được liền liên lạc với Cơ.  Cơ cho biết vị trí và sau vài cú lượn, con chim sắt của John Paul Vann xà xuống bốc Cơ lên chở về bộ tư lệnh quân đoàn.
Cơ vừa sống qua một ngày dài nhất và nguy hiểm nhất trong đời mình.  Một ngày có thể thay đổi cả cuộc đời mình...
Thường thường, phi công bị bắn rớt rồi leo lên tàu bay trở lại thì dễ bị một cái bịnh gọi là bịnh “lạnh cẳng”.  Cũng giống như một con chim bị tên bắn hụt một lần hễ nhìn thấy cung thì sợ.  Nhưng Cơ thì không.  Cơ nghỉ ngơi vài  ngày, bắt cái phép về Sài gòn vi vút với đào rồi trở ra và bay bổng trở lại ngon lành như chẳng có chuyện gì xảy ra.  Gặp tăng Việt cộng Cơ cũng nhào xuống thấp và trái bom nào  chính xác trái đó.  Và Cơ cũng không bao giờ coi chuyện rớt tàu của mình là một thành tích để lên mặt phách lối với ai.  Cơ chỉ coi đó như là một tai nạn và mình may mắn thoát qua được...
Tôi nhớ một lần đi biệt phái Pleiku, Cơ có ghé qua biệt đội 114 ở dãy BOQ để thăm ai đó trong phi đoàn tôi.  Chúng tôi có dịp ngồi nói chuyện với Cơ và hỏi Cơ về việc rớt tàu bay.  Chúng tôi hỏi một phần vì tò mò và một phần vì cũng muốn học chút kinh nghiệm của một người đã bị bắn rớt và thoát được lưỡi hái tử thần để sau này nếu có rớt, chúng tôi biết cách thoát. Hồi đó, ai cũng sợ ngày mai có thể tới lượt mình.  Chiến tranh mà.  Cơ thành thật kể lại những gì xảy ra một cách khiêm nhường từ tốn.  Dưới mắt chúng tôi hồi đó, (những phi công L-19) thì Cơ đã là một anh hùng dù hồi đó Cơ mới mang lon trung úy. Nhưng Cơ không coi đó cũng là chuyện bình thường như chuyện ăn cơm.  Vì chuyện của Cơ đặc biệt nên tôi nhớ câu chuyện và nhớ luôn cả người...
Rồi thời gian qua, rồi nước mất, rồi ngoảnh mặt lại, những mái đầu xanh ngày giờ đã lấm tấm hoa râm...  27 năm sau, tôi gặp lại Cơ. Cả hai chúng tôi không nhớ nhau, chỉ bắt tay và trao đổi những câu hỏi xã giao.  Nhưng ngồi nói chuyện một lúc nghe anh Hai Coi kể chuyện Cơ thì tôi nhớ ra Cơ ngay...
Tôi viết lại bài này, như đã nói ở phần trước, không phải để tôn vinh Không Quân, cũng không phải để thương tiếc dĩ vãng.  Tôi chỉ muốn làm một việc khiêm nhường là kể lại một chuyện thoát hiểm tài tình của một phi công Việt Nam.  Và sự chiến đấu dũng cảm của anh ta.  Một sự chiến đấu anh dũng mà ai cũng phải ghi nhận...
Nếu có loại phi công nào cô đơn nhất trên bầu trời thì phải nói đó là phi công khu trục.  Tất cả những thứ phi cơ khác đều có ít nhất là hai người trong tàu bay ngoại trừ phi công khu trục.  Họ một mình một tàu và người bạn gần gũi nhất là chiếc phi cơ đang bay ở bên cạnh mình.  Càng cô đơn hơn nữa khi cất cánh đi hai chiếc, trở về chỉ còn lẻ loi một chiếc như phi tuần của Cơ ngày bị bắn rớt.
Tôi hy vọng rằng con cháu Cơ sau này nếu đọc được tiếng Việt, các cháu sẽ đọc và hãnh diện về bố mình, một phi công khu trục của QLVNCH.
Đâu đó, văng vẳng trong tai tôi bài hát oai hùng của cục Chính Huấn ngày nào:
“Ai đã từng qua Dakto, Daksean, Benhet ... Ngã ba biên giới vùng Tây Nguyên thấy xác quân thù vùi chôn bao phen nơi đây...  Chiến thắng Tam Biên oai hùng...  Anh hùng trấn tam biên.... Anh hùng Trấn Tam Biên”
Hai mươi bảy năm sau, ngồi giữa đám phi công khu trực đã một thời “Tam Biên oai trấn,” nhìn những mái đầu bạc, những nếp nhăn, tôi chợt nhớ lại một câu chuyện nhỏ.  Một buổi sáng, đang ngồi trong phi đạo chờ xe tới đón thì tôi nhìn thấy hai ông “Thái Dương” (Danh hiệu truyền tin của phi đoàn 530  khu trục) mặc áo bay ra check tàu.  Nhìn hai người phi công làm những động tác check tàu, tôi có cảm tường như mình đang nhìn hai kỵ sĩ  lừng danh thời trung cổ chuẩn bị lên đường dẹp giặc.  Người họ toát ra một vẻ gì vừa anh hùng lại vừa nghệ sĩ.  Hai người phi công thư thả check tàu, leo lên cánh kiểm soát xăng, ngồi xuống kiểm soát bom đạn.  Nếu có hình ảnh trên đời này mà người ta gọi lạ đẹp, thì đây là một hình ảnh đẹp...
Và tôi chợt cảm thấy một niềm vui nhẹ nhàng dâng lên trong người.  Vui nhẹ nhàng vì dù lái một loại tàu bay nhỏ hơn nhưng tôi cũng như họ, đã có một thời “tam biên oai trấn.”  Tuy không Tam Biên Oai Trấn mút chỉ thiên thần kiểu thầy Võ Ý nhưng cũng Tam Biên Oai Trấn 2 tuần một tháng.  Một tháng có 4 tuần mà tôi lên Pleiku 2 tuần thì cũng xứng đáng được gọi là Tam biên oai trấn lắm rồi.
Hai mươi bảy năm...
Hai mươi bảy năm, tôi học được một bài học.  Đó là đừng hối tiếc những gì đã mất, nhưng cũng không bao giờ được bỏ cuộc.  Chúng ta đã mất nước nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt ở đây.  Chúng ta cần phải nuôi dưỡng mối thù.  Muốn làm chuyện lớn mà không có hận thù thì không làm được.
Tôi còn học được một điều nữa là chúng ta phải luôn luôn thay đổi để sống phù hợp với những thay đổi chung quanh mình, nhưng chúng ta cũng phải làm thế nào để những chân lý căn bản của chúng ta đừng bao giờ bị thay đổi.  Chân lý đó là:  Cộng Sản Việt Nam là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.  Ngày nào còn Cộng Sản thì đừng nói gì đến chuyện tự do hay hạnh phúc hay hòa bình.
Hai mươi bảy năm...  một bên là nước Việt Nam nghèo khổ khốn nạn, một bên là nước Mỹ phú cường sung túc.  Một bên là những người Việt Nam lầm than khổn khổ, một bên là những người Mỹ gốc Việt rượu thịt ê hề nhưng tâm hồn khô héo tàn tạ...
Hai mươi bảy năm...
Viết xong tại San Jose ngày 27 tháng 9 năm 1999